Gỗ veneer? Ưu nhược điểm và ứng dụng trong sản xuất nội thất


Trước đây, khi mua sắm đồ nội thất, người tiêu dùng thường ưu tiên sử dụng sản phẩm từ gỗ tự nhiên, bởi chúng ta luôn quan niệm gỗ tự nhiên mang đến vẻ đẹp sang trọng và chắc chắn. Tuy nhiên việc sử dụng quá nhiều gỗ tự nhiên trong cuộc sống đã khiến nguồn gỗ tự nhiên ngày càng cạn kiện.

Những năm gần đây, xu hướng sử dụng đồ nội thất gỗ công nghiệp đang được nhiều người tiêu dùng lựa chọn. Một trong số đó là gỗ Veneer – Lớp bề mặt gỗ tự nhiên, cốt gỗ công nghiệp. Với nhiều ưu điểm vượt trội. Veneer là giải pháp hoàn hảo giúp tiết kiệm chi phí mà sản phẩm vẫn có màu sắc và vân gỗ đẹp như gỗ tự nhiên, giải quyết được niềm đam mê sở hữu nét thẩm mỹ gỗ tự nhiên trong nhà.

Không gian nội thất phòng khách sang trọng, ấm cúng với đồ nội thất gỗ veneer óc chó

Vậy gỗ veneer là gì?

Veneer chính là gỗ tự nhiên, được lạng mỏng từ gỗ tự nhiên với độ dày từ 1-3mm, một cây gỗ tự nhiên nếu lạng mỏng ra thì được rất nhiều lớp gỗ veneer.

Sau khi được lạng mỏng từ gỗ tự nhiên, lớp veneer được dán vào  cốt gỗ công nghiệp: Cốt ván dăm, mdf, hdf… tạo thành tấm gỗ veneer hoàn chỉnh để làm ra những sản phẩm nội thất.

Do lạng từ gỗ tự nhiên nên bề mặt gỗ veneer không khác gì gỗ tự nhiên.

Ngoài ra để sản phẩm nội thất đẹp và thời gian sử dụng dài lâu nhà sản xuất sẽ sơn phủ lên bề mặt veneer lớp sơn bảo vệ có tác dụng làm nổi bật vân gỗ đồng thời tạo độ bền cho gỗ.

Phân loại veneer

Lớp bề mặt veneer được lạng từ gỗ tự nhiên nên mỗi 1 loại gỗ tự nhiên cho những lớp gỗ màu sắc và vân gỗ khác nhau. Một số loại veneer được ưa chuộng hiện nay: veneer óc chó, veneer sồi, veneer tần bì, veneer xoan đào…với những  ưu điểm và giá thành khác nhau. Tùy thuộc vào sở thích và mức đầu tư gia chủ lựa chọn phù hợp

Hình ảnh bảng màu veneer

Bảng màu vân gỗ veneer

Ưu điểm gỗ Veneer

  • Giá thành gỗ veneer rẻ hơn gỗ tự nhiên mà tính thẩm mỹ và độ bền cao
  • Khả năng chống mối mọt, cong vênh cao
  • Có thể ghép trang trí vân ngang, vân chéo, vân dọc… theo ý đồ thiết kế của gia chủ cũng như của kiến trúc sư
  • Khác với gỗ ván dăm phủ melamin, hay mdf phủ melamin…Gỗ phủ Veneer có thể tạo ra những sản phẩm có đường cong mềm mại, tinh tế

Nhược điểm gỗ Veneer

  • Do cốt gỗ veneer là gỗ công nghiệp chính vì thế khả năng chịu nước kém, không nên đặt sản phẩm ở những khu vực tiếp xúc nước nhiều.

Ứng dụng gỗ Veneer trong sản xuất nội thất

Sở hữu bề mặt đẹp và độ ổn định cao. Gỗ công nghiệp veneer sử dụng phổ biến trong nội thất gia đình, văn phòng, khách sạn…: cửa ra vào, tủ bếp, tủ áo, giường ngủ, bàn học, giá sách, kệ trang trí, kệ tivi…

Veneer – thuộc dòng gỗ công nghiệp cao cấp, đáp ứng  các nhu cầu khắt khe của khách hàng về chất lượng, độ bền, cũng như giá trị thẩm mỹ. Khách hàng yêu thích gỗ tự nhiên nhưng không đủ điều kiện thi công nội thất gỗ tự nhiên hoặc lo lắng sự cong vênh, co ngót sau thời gian sử dụng khi không được thi công trong môi trường sản xuất chuyên nghiệp thì hãy lựa chọn gỗ veneer

Nội thất Evohome đơn vị đi đầu việc thiết kế, thi công nội thất gỗ veneer. Khách hàng có nhu cầu thi công nội thất gỗ, vui lòng liên hệ theo số điện thoại 0978 755 656 để nhận tư vấn, báo giá tốt nhất